|
22. Nên
nh́n nhận vấn đề ly hôn như thế nào?
Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời
này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ
lại cho rằng: Ngày xưa các cụ chẳng biết yêu đương là ǵ, lấy vợ lấy
chồng th́ sinh con đẻ cháu, chứ mấy ai được hưởng hạnh phúc. Họ không bỏ
nhau chẳng qua do lễ giáo và phong tục xă hội trói buộc. Trai làm nên
năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên chức tiết một chồng. Chỉ có người
đàn bà phải cam chịu thiệt tḥi bị giam lỏng chứ đàn ông không ưng vợ
này th́ lâư thêm vợ khác, chẳng cần phải ly hôn với vợ cũ.
Tất nhiên trong chế độ cũ cũng như mới,
không ai khuyến khích việc ly hôn. Có những trường hợp quan hệ vợ chồng
gặp nhiều trắc trở, nhưng v́ nghĩ đến tương lai của con cháu hoặc v́
nguyên cớ này, lư do nọ, họ đành chấp nhận nỗi thiệt tḥi chung sống v́
phận sự, mà thiếu t́nh yêu. Không phải mọi trường hợp ly hôn đều đáng
chê trách. Ngược lại có những vụ án sử ly hôn được coi như trận thắng
giải phóng cho cả hai bên. Ly hôn lại trở thành cơ sở tái tạo hạnh phúc.
Vậy ta không nên có thái độ nh́n nhận quá khắt khe đối với mọi trường
hợp ly hôn.
Tuy nhiên, ngày xưa các cụ thường có một
câu "Một ngày là nghĩa", thời nay quan hệ xă hội mới càng thêm tươi đẹp,
vậy nên đôi vợ chồng sau khi chia tay chớ nên coi nhau như thù địch, cho
dù duyên không ưa, phận không đẹp, và nên coi nhau như bạn bè. Bạn bè có
thân mà có sơ, vậy nên nhắn những ai sau này là đối tượng của người vợ
hay người chồng đă ly hôn chớ có ghen bóng ghen gió.
C̣n con cái, do t́nh trạng ly hôn, tái
thú, tái giá, nên trong một gia đ́nh có cả con anh, con tôi, con chúng
ta. Chúng nó đối xử với nhau hoà thuận là hiếm, mâu thuẫn với nhau là
phổ biến. Điều đó đ̣i hỏi người làm cha làm mẹ, làm d́ ghẻ, bố dượng
phải thu xếp sao cho công minh, êm thấm mọi bề. |