|
57. Vì
sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy?
Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu,
thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày nay đã lỗi thời, nhiều nơi đã bãi
bỏ, còn tục chống gậy chỉ áp dụng đối với con trai tang cha (gậy tre)
tang mẹ (gậy vông),vẫn còn ở nhiều địa phương.
Nguyên do: Đời xưa, đường đi lại còn hẹp,
có khi còn phải leo núi cao, người mất dược chôn cất ở nơi xa khu dân cư,
trong rừng núi, có nơi chôn ở triền núi đá có nhiều hang động. Đã có
trường hợp, người con vì quá thương xót cha mẹ, khóc lóc thảm thiết, đến
nỗi không kể gì đến sinh mạng của mình, đập đầu vào vách đá, khi leo núi
đi về vì thương cảm quá mất cả thăng bằng ngã lăn xuống vực. Để tráng
tình trạng trùng tang thảm hại đó, người ta mới đặt ra lệ phải quấn
quanh đầu những vật liệu mềm, xốp để nếu va vấp đỡ gây tổn thương và đặt
ra lệ phải chống gậy để đi đứng an toàn hơn. Vật liệu dễ kiếm nhất, giàu
nghèo ai cũng có thể tự liệu được và ở đâu cũng có thể kiếm được để làm
chất đệm, đó là rơm, lá chuối, dây gai, dây đay. Xuất phát từ kinh
nghiệm thực tế của một số người, dần dần trở thành phong tục phổ biến.
Vì ngày thường đi lao động ở đồng ruộng,
núi rừng hoặc đi đứng đều mặc quần áo gọn bó vào người, đến khi có tang
tế phải mặc áo dài rộng, dễ vướng gai góc nên phải có dây đai, tục đó
cũng xuất xứ từ việc tránh nạn trùng tang. |