17. Lễ lại mặt có ư nghĩa ǵ?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, v́ trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đ́nh.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, v́ con gái ông bà đă mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái c̣n trinh tiết hay không. Nếu c̣n trinh th́ trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mă Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" ḥng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn c̣n trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lăo th́ nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép th́ nên duy tŕ, v́ lễ này mang nhiều ư nghĩa tốt đẹp:

-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ ḿnh.

-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, t́nh cảm được nhân đôi.

- Hai gia đ́nh cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.