51. Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ư thức tôn kính tổ tiên và quư trọng t́nh cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một ḍng họ, một gia đ́nh lớn. Thiết tưởng không cần phải nói nhiều về ư nghĩa mà mỗi cuốn gia phả của từng ḍng họ đều đă nói rơ trong từng lời tựa. Đành rằng cái ăn, cái mặc để nuôi sống gia đ́nh và bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đời cha ḿnh do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt v́ gia phả đă mất; có thấy được nỗi niềm của những người trú ngụ ở phương xa không được cha ông truyền cho biết gốc gác của ḿnh từ đâu, họ hàng là ai, khi đó mới thấy đầy đủ ư nghĩa của hai chữ "Gia phả-Gia bảo". Giọt nước rất quư đối với người sống trên sa mạc, c̣n đối với người sống ven sông, dễ ǵ mỗi lần "Uống nước" lại phải "Nhớ nguồn".

Thời trước họ nào cũng có gia phả, có họ từng nhà c̣n có gia phả. Nếu v́ thuỷ, hỏa, đạo tặc để mất vàng bạc- của cải ǵ th́ mất, chứ không để mất gia phả. Ngặt v́ gia phả ngày xưa viết bằng chữ Hán, hơn nữa từng chi từng nhà chỉ nối phần trực hệ của chi ḿnh, nhà ḿnh, thảng hoặc mới có một cuốn gia phả ghi đời tiếp nối của chi anh, chi em, đến đời hai đời ba là cùng, do đó nếu một chi mất gia phả th́ chi khác không thể bổ cứu. Hiện nay, do mất gia phả nên nhiều họ tuy cùng ở với nhau trong một địa phương vẫn không biết nhau, không nhận được quan hệ họ hàng.

Về một ư nghĩa khác, gia phả sở dĩ gọi là gia bảo v́ đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Bất cứ họ nào, bất cứ con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đến đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn bộ gia phả mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau.

Gia phả các họ là các nguồn bổ sung tư liệu rất quư, rất dồi dào cho quốc sử, nếu các nhà sử học biết khai thác cũng có khả năng từ gia bảo trở thành quốc bảo.